Michael Faraday

Michael Faraday
Chân dung của Michael Faraday, phác họa bởi họa sĩ Thomas Phillips (1841-1842)[1]
Sinh(1791-09-22)22 tháng 9 năm 1791
Newington Butts, Surrey, Anh
Mất25 tháng 8 năm 1867(1867-08-25) (75 tuổi)
Hampton Court, Surrey, Anh
Quốc tịchAnh
Nổi tiếng vìĐịnh luật cảm ứng Faraday
Điện hóa học
Hiệu ứng Faraday
Faraday cage
Hằng số Faraday
Faraday cup
định luật điện phân Faraday
Faraday paradox
Faraday rotator
Faraday-efficiency effect
Faraday wave
Bánh xe Faraday
Lines of force
Giải thưởngRoyal Medal (1835 & 1846)
Copley Medal (1832 & 1838)
Rumford Medal (1846)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý, Hóa học
Nơi công tácHọc viện Hoàng Gia
Ảnh hưởng bởiHumphry Davy
William Thomas Brande
Chữ ký
Cảnh báo: Page using Template:Infobox scientist with unknown parameter "religion" (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).
Cảnh báo: Page using Template:Infobox scientist with unknown parameter "residence" (thông báo này chỉ được hiển thị trong bản xem trước).

Michael Faraday, FRS (ngày 22 tháng 9 năm 1791 – ngày 25 tháng 8 năm 1867) là một nhà hóa học và vật lý học người Anh (hoặc là nhà triết học tự nhiên, theo thuật ngữ của thời đó) đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ họcĐiện hóa học.

Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng.[2][3] Những sáng chế của ông về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.

Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxy hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion.

Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu về lịch sử[4] của khoa học cho rằng ông là người chủ nghĩa thực nghiệm tốt nhất trong lịch sử khoa học.[5] Đơn vị SI của tụ điện, farad, được đặt theo tên của ông, cũng như hằng số Faraday, điện tích trong một đơn vị mole của electron (khoảng 96,485 coulomb). Định luật cảm ứng Faraday nói rằng luồng điện từ thay đổi trong thời gian nhất định tạo ra một lực điện động tỷ lệ.

Faraday là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời.

Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac NewtonJames Clerk Maxwell.[6]

  1. ^ See National Portrait gallery NPG 269 Lưu trữ 2008-12-06 tại Wayback Machine
  2. ^ Michael Faraday entry at the 1911 Encyclopaedia Britannica hosted by LovetoKnow Retrieved January 2007.
  3. ^ "Archives Biographies: Michael Faraday", The Institution of Engineering and Technology.
  4. ^ Russell, Colin (2000). Michael Faraday: Physics and Faith. New York: Oxford University Press. ISBN 0195117638.
  5. ^ "best experimentalist in the history of science." Quoting Dr Peter Ford, from the University of Bath’s Department of Physics. Truy cập January 2007.
  6. ^ "Einstein's Heroes: Imagining the World through the Language of Mathematics", by Robyn Arianrhod UQP, reviewed by Jane Gleeson-White, ngày 10 tháng 11 năm 2003, The Sydney Morning Herald.

Developed by StudentB